UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022

Trung Hiếu |

Nét nổi bật của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là sự xuất hiện của một số máy bay không người lái (UAV) quân sự của Việt Nam. UAV (còn gọi là drone) đóng vai trò ngày càng lớn trong các cuộc xung đột vũ trang hiện nay.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 1.

Cận cảnh chiếc UAV quân sự hạng nhẹ VUA-SC-3G do tập đoàn Viettel (Quân đội nhân dân Việt Nam) phát triển. Máy bay không người lái này được trưng bày tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hôm 8/12 trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 2.

VUA-SC-3G nhìn từ phía sau. Thiết bị bay này có sải cánh 3,2m, khối lượng cất cánh tối đa là 26kg, trọng tải hữu ích là 3,5kg. UAV có thể cất cánh bằng đường băng hoặc hệ thống phóng.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 3.

Cận cảnh động cơ của drone VUA-SC-3G. Đây là loại động cơ đốt trong. Dải tốc độ của thiết bị bay này là 70 - 120km/h. Thiết bị có thể bay trong 3 tiếng đồng hồ.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 4.

Hệ thống cánh phụ. UAV này có tầm bay 50km, trần bay 3km. Nó đã được biên chế về nhiều đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam, có thể trang bị cho hải quân, biên phòng, cảnh sát biển...

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 5.

Phần bụng của VUA-SC-3G. Thiết bị này được sử dụng cho mục đích trinh sát, theo dõi trận đánh, chỉ thị mục tiêu. Nó có khả năng truyền tín hiệu video theo giờ thực về trạm kiểm soát trên mặt đất. Máy bay hạ cánh bằng phương pháp “lưới”.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 6.

Khối cầu chứa camera của UAV. Camera của UAV này có khả năng nhìn ngày lẫn đêm, có gắn cả thiết bị đo cự ly bằng laser. Camera có độ phân giải cao.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 7.

Một loại UAV khác do Viettel phát triển để sử dụng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là UAV hạng nhẹ giống VUA-SC-3G, nhưng nó có khả năng cất hạ cánh theo phương thẳng đứng.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 8.

Khả năng cất cánh như trực thăng là nhờ vào 4 cánh quạt (chạy bằng điện) ở 4 góc của UAV.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 9.

UAV có đế phẳng, không dùng bánh xe như mẫu VUA-SC-3G nêu trước đó. Máy bay không người lái này có khả năng cơ động linh hoạt, có thể triển khai trong các không gian hẹp.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 10.

Camera của UAV lên thẳng, với khả năng nhìn cả ngày lẫn đêm. UAV này cũng phục vụ các nhiệm vụ tương tự như chiếc VUA-SC-3G như theo dõi, giám sát trận đánh, chỉ thị mục tiêu, truyền video về trung tâm…

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 11.

Khu vực đuôi của UAV lên thẳng. Có thể thấy 4 quạt ở 4 góc (dùng để tạo lực nâng lúc cất cánh) và 1 quạt động cơ chính ở phía sau giúp UAV tiếp tục bay như phi cơ cánh cố định sau khi đã cất cánh. Máy bay có thể tự bay về nơi xuất phát nếu gặp sự cố khẩn cấp.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 12.

Động cơ chính (đốt trong) của UAV này khá giống với động cơ của chiếc VUA-SC-3G. Phiên bản UAV lên thẳng này có thể hoạt động trong 4 tiếng rưỡi, với dải tốc độ từ 85 -110km/h.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 13.

Cận cảnh cánh quạt dùng khi UAV cất hoặc hạ cánh. UAV có trần bay 3.000m, bán kính hoạt động 70km.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 14.

Ông Craig Colby (quốc tịch Mỹ, bìa phải) - giám đốc một công ty đa quốc gia chuyên về thiết kế, sản xuất UAV, cùng trợ lý chăm chú theo dõi sản phẩm tại gian hàng của quân đội Việt Nam.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 15.

Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, quân đội Việt Nam cũng trưng bày một thiết bị trinh sát phóng xạ đường không. Đây là sản phẩm của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 16.

Thiết bị bay này có nhiệm vụ đo liều suất phóng xạ trong không khí, phân tích phổ tín hiệu và gửi tín hiệu về Sở chỉ huy. UAV này có thể bay độc lập hoặc kết hợp với 1 hoặc 2 thiết bị tương tự theo yêu cầu của bài toán trinh sát.

UAV quân sự Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 - Ảnh 17.

Drone trinh sát phóng xạ này có tốc độ bay tối đa là 50km/h, trần bay tối đa là 1.000m, cự ly liên lạc tối đa là 5km, và tải trọng tối đa là 7kg./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags

UAV

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại